Thiết kế nội thất không gian bếp rất quan trọng. Nó liên quan đến vấn đề phong thủy trong căn hộ và sự tiện dụng trong quá trình sinh hoạt. Dưới đây là một số lỗi sai nhiều gia chủ thường mắc phải khi thiết kế căn bếp cho không gian căn hộ. Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế căn bếp, hãy đọc ngay bài viết phía dưới nhé.
Đọc thêm: 3 mẹo thiết kế nhà bếp hấp dẫn đến từ chuyên gia
1. Phân chia các khu vực chức năng
Thông thường, không gian khu vực bếp không chỉ có bếp là nơi nấu ăn. Nó còn bao gồm cả khu vực bàn ăn, khu vực quầy bar (trong nhiều khu căn hộ cao cấp). Việc phân chia các khu vực chức năng là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên nhiều gia chủ lại mắc lỗi trong việc này, sắp xếp không gian lộn xộn và không khoa học.
- Khu vực bàn ăn: gia chủ nên đặt ở đối diện không gian bếp, nơi có ánh sáng. Điều này tạo nên sự liên thông thuận tiện. Nếu căn hộ của bạn thiếu ánh sáng, gia chủ nên thiết kế thêm một chiếc đèn chùm pha lê với ánh sáng ấm.
- Tủ bếp: nên để tủ gắn tường, sát trần (với chung cư) và tủ dưới chân. Phân chia rõ ràng khu vực để đồ khô, khu vực để thiết bị nhà bếp (nồi, xoong, chào, bát…), khu vực rửa – nấu ăn, và khu vực để các thiết bị điện tử (tủ lạnh, máy rửa bát, lò vi sóng,…).
- Quầy bar: để góc cứ L cạnh khu bếp. Có thể thiết kế thêm 1 tủ trưng bày các loại rượu quý, sang trọng của gia chủ.
2. Thiếu hụt ngân sách
Việc thiếu hụt ngân sách thường xảy ra khi các gia chủ không có những dự toán chính xác. Thông thường, bạn nên lựa chọn tư vấn từ một đơn vị chuyên nghiệp. Các KTS sẽ thiết kế và tư vấn một mức chi phí phù hợp với tài chính của gia đình. Đương nhiên dự toán này đã bao gồm cả các mức phát sinh nếu có.
Người thiết kế bếp nên chú trọng đến những hoạt động thường xảy ra trong nhà bếp hàng ngày. Điều này sẽ giúp bạn thiết kế được một nhà bếp đúng với công năng, thẫm mĩ, cũng như phù hợp với cách sống của bạn. Tỷ lệ các thiết bị so với chiều cao của gia chủ cũng nên được chú ý đến.
3. Sử dụng vật liệu thiết kế nội thất bếp hợp lý
Vật liệu thiết kế bếp rất đa dạng, nhưng bạn nên lựa chọn một loại vật liệu chịu nhiệt. Ngoài ra còn có khả năng chống thấm, không bắt lửa và có độ cứng tốt. Thiết kế nội thất với gỗ công nghiệp được rất nhiều gia chủ lựa chọn cho không gian bếp. Nó đảm bảo được cả tính thẩm mỹ và công năng, chi phí. Nếu có điều kiện tài chính tốt, bạn có thể lựa chọn thiết kế nội thất với gỗ tự nhiên. Sàn nhà bếp, gia chủ nên ưu tiên các loại gạch men, hoặc gạch sứ.
4. Thiết kế với ánh sáng
Việc thiết kế nội thất bếp thiếu ánh sáng là vấn đề nhiều gia đình gặp phải. Ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo luôn đươc phối hợp sử dụng trong bếp. Ngoài đèn chiếu sáng tổng thể cho phòng bếp, bạn cần lắp đặt thêm các đèn Led nhỏ để bổ sung một số khu vực của tủ bếp. Ngoài ra có thể thiết kế thêm cửa kính để cung cấp ánh sáng tự nhiên cho bếp.
Chất lượng ánh sáng rất quan trọng. Vì bếp là khu vực chúng ta sử dụng hằng ngày. Ánh sáng chính không nên quá mạnh. Bạn nên chọn đèn vàng phối hợp ánh sáng trắng. Vì nếu ánh sáng trắng quá nhiều sẽ không tốt cho mắt. Ánh sáng vàng quá nhiều thì cảm giác nóng bức.
5. Chú ý đến chiều cao của tủ bếp
Đây là một lỗi sai vô cùng phổ biến trong căn bếp của nhiều gia chủ. Chiều cao của bếp không nên quá cao, hoặc quá thấp gây ra sự phiền toái trong quá trình sử dụng. Một giải pháp hiệu quả cho “phòng bếp” lớn là bạn có thể sử dụng một bàn dài. Chiều cao của mặt bàn, diện tích tương ứng và vị trí thiết bị của chúng cũng rất quan trọng. Chiều cao tủ bếp phải phù hợp với chiều cao của bạn. Nghĩa là thấp hơn 10 – 15 cm so với chiều cao khuỷu tay, với dung sai vài cm.
6. Chú ý đến yếu tố phong thủy
Điều kiêng kị mà các gia đình Việt đang mắc phải mà không nhận biết. Đó là không nên đặt vị trí của bếp ở đối diện cửa nhà vệ sinh, phía trên hay phía dưới nhà vệ sinh. Luôn đặt bếp theo phong thủy ở những nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng khí và có ánh sáng tự nhiên. Hướng tốt nhà bếp là hướng Nam, Tây, Đông Bắc và các hướng xấu là hướng đứng nấu quay lưng lại với hướng nhà. Màu sắc nội thất nên phù hợp với mệnh của gia chủ.
7. Nguyên tắc “tam giác” trong thiết kế
Nguyên lý tam giác trong thiết kế nhà bếp là các khu vực như: tủ lạnh, bồn rửa chén, lò nướng được phân bổ trong một hình tam giác. Các khu vực trong phòng bếp phải được phân bổ theo một trình tự. Trong trường hợp người thuận tay phải chúng ta đi theo chiều kim đồng hồ và đối với người thuận tay trái thì theo hướng ngược lại.
Lời khuyên: khoảng cách quá nhỏ hay quá lớn giữa bếp và bồn rửa chén, cũng như giữa bồn rửa chén và tủ lạnh, điều này rất bất tiện. Vì vậy bạn cần phân chia khoảng cách giữa các khu vực sao cho hợp lý
8. Thiết kế ổ cắm điện hợp lý
Khi chọn vị trí ổ cắm điện trong phòng bếp, bạn nên tính toán cụ thể số lượng thiết bị gia dụng cần kết nối. Bạn nên lưu ý rằng ổ cắm được thiết kế cho các thiết bị lớn như tủ lạnh, lò nướng hay máy rửa chén cũng như các thiết bị nhỏ như ấm đun nước v.v…cần được tính toán kĩ càng, để tránh việc thiếu hụt trong quá trình sử dụng.
Trên đây là 1 số chú ý cần biết khi thiết kế nội thất bếp. Nếu bạn đang băn khoăn không biết thiết kế bếp cho căn nhà như thế nào. Hãy liên hệ ngay cho KingDecor để được tư vấn nhanh nhất nhé.
——————
THÔNG TIN LIÊN HỆ
NỘI THẤT KINGDECOR – Hotline : 096 666 1948 – Email: cskh@kingdecor.vn