Thiết kế nhà bếp hợp phong thủy và những điều cần tránh

Với mỗi căn hộ, phòng khách chính là nơi thể hiện cuộc sống cũng như tính cách của gia chủ. Còn nhà bếp là nơi thể hiện cuộc sống, là không gian của sự ấm cúng – thuận hòa. Chính vì vậy, yếu tố phong thủy trong thiết kế nhà bếp luôn là mối quan tâm hàng đầu của gia chủ. Chỉ cần một chi tiết nhỏ cũng có thể làm ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống cả nhà. Cùng đi qua bài viết của KingDecor để biết được những điều nên và không nên làm khi thiết kế nhà bếp nhé.

1. Đặt bếp cạnh bồn rửa

Trong thiết kế nhà bếp, việc bố trí bếp nấu ngay cạnh bồn rửa là điều tối kỵ. Về mặt phong thủy, đây là hai khu đối nghịch nhau. Bếp nấu hệ hỏa còn bồn rửa hệ thủy. Như vậy chắc chắn việc nấu nướng trong nhà sẽ xảy ra nhiều bất lợi.

Thiết kế nhà bếp

Bồn rửa kết hợp với khu vực chế biến sẽ phù hợp hơn

Thực tế khi đứng bếp chúng ta cũng có thể thấy. Nếu vừa rửa thực phẩm vừa nấu ăn sẽ gây mất an toàn trong nấu nướng. Khi nước từ bồn rửa bắn vào thức ăn trên bếp. Nó sẽ khiến thức ăn dễ bắn vào bếp, rất nguy hiểm đặc biệt là lúc gia chủ đang chiên rán dầu mỡ.

Xem thêm: THAM KHẢO MỘT SỐ MẪU THIẾT KẾ NỘI THẤT BẾP ĐẸP CHUẨN TREND

2. Bố trí bếp ngoài ban công

Tuy không phải một lựa chọn thường gặp trong các thiết kế nhà bếp. Nhưng với những ai đang có ý định này thì hãy loại bỏ nó ngay. Sự thật là để bếp ngoài không gian mở sẽ khiến bếp thông thoáng, bay mùi nhanh. Nhưng hãy chú ý tới vấn đề thời tiết, khí hậu. Yếu tố này sẽ khiến cho căn bếp ngoài trời xuống cấp rất nhanh. Từ đó sẽ tạo ra nhiều mối nguy hại tiềm ẩn cho cả gia đình.

Thiết kế phòng bếp thông minh
Dù không gian nhỏ nhưng căn bếp vẫn được thiết kế trong nhà

Quý khách hãy tưởng tượng bếp ga nhà mình bị gỉ sét, dẫn tới rò rỉ rồi cháy nổ. Chắc chắn đó là một viễn cảnh vô cùng đáng sợ phải không nào. Thêm vào đó, nếu gia chủ muốn sử dụng những nội thất bếp hiện đại, điển hình là bếp điện âm bản. Thì cũng sẽ khó khăn trong lắp đặt và sử dụng, bảo quản hơn.

3. Đặt bếp cạnh tủ lạnh trong thiết kế nhà bếp

Đúng là tủ lạnh đặt gần bếp nấu thì sẽ tiện lợi cho hoạt động nhà bếp. Tuy nhiên, nếu đặt hai khu vực này ngay sát nhau lại tạo sự bất tiện và bất hợp lý. Vì tủ lạnh cũng chiếm một không gian tương đối lớn. Nếu đặt bếp và tủ lạnh ở ngay cạnh nhau thì hoạt động nấu ăn sẽ bị cản trở.

Thiết kế nội thất bếp đẹp
Bếp nấu được đặt gần tủ lạnh. Với một khoảng trống đủ để thực hiện các thao tác nấu nướng mà không lo làm bẩn tủ lạnh

Ngược lại, dầu mỡ, thức ăn và những tạp chất bẩn từ quá trình nấu nướng sẽ bắn vào tủ lạnh. Khiến hai món nội thất là bếp nấu và tủ lạnh đều nhanh xuống cấp. Chưa kể việc vệ sinh cũng sẽ khó để thực hiện hơn.

4. Không phân chia rõ ràng các khu vực chức năng

Nhà bếp lộn xộn gây khó khăn trong quá trình sinh hoạt chắc chắn là điều không ai muốn. Chính vì thế, hãy lên kế hoạch thiết kế căn bếp sao cho hợp lý, khoa học. Thông thường, mỗi không gian bếp có thể chia thành 5 khu vực chính.

  • Khu vực tích trữ thực phẩm khô
  • Chỗ để dụng cụ nhà bếp
  • Khu vực chuẩn bị, chế biến thức ăn
  • Khu vực nấu
  • Chậu rửa
Nội thất chung cư
Hãy phân chia khu vực chức năng rõ ràng

5. Thiết kế nhà bếp sử dụng sai vật liệu

Vì cho rằng không gian bếp cũng giống như những không gian sinh hoạt khác mà nhiều gia đình không thường chú ý kỹ lưỡng tới vật liệu làm nội thất.

Vật liệu gỗ và đá
Gỗ và đá thường xuyên được dùng trong thiết kế nhà bếp

Với không gian nấu nướng hội tụ đủ loại lương thực, thực phẩm, những vật liệu phù hợp cho thiết kế nhà bếp sẽ phải dễ lau chùi, thuận tiện vệ sinh. Đồng thời cần có độ bền và chống nước cao. Nếu là đồ gỗ, thì phải là gỗ chống thấm nước hoặc các loại gỗ có độ chịu nhiệt, chịu lực tốt. Gạch hay đá thì phải có mặt phẳng nhẵn bóng.

6. Thiếu hụt các lối thông gió, thiết bị hút mùi, ổ cắm điện

Chỉ lắp máy hút mùi mà không có hệ thống thông gió hoặc ngược lại là một sai lầm nghiêm trọng cần phải chú ý. Hệ thống thông gió, máy hút mùi vừa có tác dụng khử mùi. Vừa giúp điều hòa không khí để thiết kế nhà bếp luôn thoáng đãng. Tránh việc mùi thức ăn lan tỏa khắp nhà, ám lên quần áo, đồ vật.

Thiết kế nội thất nhà bếp
Một căn bếp mở với khu vực ăn, phòng khách và lô gia đem lại sự thông thoáng

Bếp cũng là nơi có nhiều đồ đạc cần tới điện: tủ lạnh, lò vi sóng, lò nướng, nồi cơm,.. Quý khách cũng hãy cân nhắc thật kỹ các loại đồ gia dụng nhà mình sẽ sử dụng để bố trí ổ điện sao cho phù hợp nhé!

7. Thiết kế nhà bếp không có ánh sáng

Nhà bếp luôn đòi hỏi một lượng ánh sáng thích hợp để thực hiện thao tác nấu nướng. Ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng từ đèn điện luôn được sử dụng trong tất cả các thiết kế nhà bếp hiện đại. Hãy thiết kế cửa sổ để lấy ánh sáng tự nhiên cho bếp. Đồng thời là nơi lưu thông khí giúp khu vực nấu nướng luôn thoáng đãng. Ngoài đèn chiếu sáng tổng thể, hãy lắp thêm đèn led tại các khu vực tủ bếp.

Thiết kế nhà bếp
Ánh sáng trắng và vàng kết hợp xen kẽ

Một lưu ý nho nhỏ đó là hãy kết hợp ánh sáng vàng cùng với ánh sáng trắng. Như vậy không gian bếp sẽ hài hòa, dễ chịu hơn cho đôi mắt chủ nhà.

Mẹo thiết kế nhà bếp đẹp – ngăn nắp cho gia chủ

Trong thiết kế nhà bếp, nguyên tắc tam giác vàng là một thuật ngữ mà ai cũng nên biết. Tam giác này được hình thành từ 3 điểm quan trọng thường xuyên được sử dụng trong bếp. Đó là bếp nấu, bồn rửa và tủ lạnh.

Tam giác vàng
Tam giác vàng trong không gian bếp

Nguyên lý của tam giác vàng rất đơn giản. Đó là sắp xếp vị trí 3 điểm này sao cho tạo thành một tam giác đủ lớn. Như vậy gia chủ có thể dễ dàng di chuyển và thao tác giữa không gian bếp. Theo lý thuyết, mỗi cạnh của tam giác vàng trong bếp cần đảm bảo lớn hơn 1.2m và nhỏ hơn 2.7m với một căn bếp tiêu chuẩn.

Trên đây là những chia sẻ của KingDecor cho thiết kế nhà bếp gia đình. Hi vọng quý khách có thể tích lũy cho mình những kiến thức bổ ích phục vụ cho công cuộc thiết kế nội thất nhà mình.

Nếu quý khách đang có những thắc mắc về thiết kế nội thất bếp hay nội thất toàn căn nhà. Hãy liên hệ ngay với KingDecor để nhận tư vấn nhanh nhất và hoàn toàn miễn phí.

——————

THÔNG TIN LIÊN HỆ

NỘI THẤT KINGDECOR – Hotline : 096 666 1948 – Email: cskh@kingdecor.vn

 

Bài viết liên quan