Nguyên tắc vàng khi thiết kế vị trí phong thủy giếng trời nhà ở

Tại các công trình hiện đại ở các đô thị như nhà phố, biệt thự phố, hình ảnh giếng trời xuất hiện khá phổ biến. Bên cạnh công năng hữu ích giúp không gian sống gia chủ trở nên thông thoáng hơn. Giếng trời còn có ảnh hưởng rất lớn đến phong thủy ngôi nhà. Vậy tầm quan trọng của phong thủy giếng trời nhà ở là gì? Có lưu ý về vị trí lắp đặt giếng trời để tạo nguồn năng lượng tốt nhất? Hãy cùng KingDecor tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tầm quan trọng của phong thủy giếng trời nhà ở

Giếng trời được hiểu là khoảng rỗng, thông từ mặt bằng ta bắt đầu cho thông khí đến mặt trên cùng của không gian sống ( thông thường, thiết kế sẽ kéo dài từ mặt sàn tầng trệt). Giếng trời được sử dụng nhiều trong các căn nhà ống hay biệt thự phố. Đặc điểm của loại mô hình nhà ở này là có 3 mặt tiếp giáp nhà xung quanh. Dẫn đến vấn đề không gian nhà ở bị bí bách, khó chịu vì chỉ có 1 mặt thoáng duy nhất. Vậy nên, thiết kế giếng trời là phương pháp thông minh giúp giải quyết vấn đề về đối lưu không khí, lấy gió, lấy sáng.

phong thủy giếng trời nhà ở

Một không gian hộp, chật hẹp, tối tăm, không có sự lưu thông không khí hay ánh sáng thì mọi yếu tố phong thủy sẽ trở nên vô nghĩa. Vì vậy, thiết kế giếng trời chính là cách mang phong thủy đến gần hơn với ngôi nhà của bạn. Việc mở cửa ánh sáng, đối lưu gió sẽ giúp ngôi nhà bạn sinh sống thu được thiên khí mạnh. Khí thiên – địa giao hòa, âm dương hòa hợp. Từ đó, tạo sự cân bằng về nguồn năng lượng. Mang lại vận mệnh tốt cho cả gia đình.

Vị trí đặt để phong thủy giếng trời nhà ở

Giếng trời đặt ở khu vực nấu nướng

Một vị trí rất hay được các gia đình đặt để giếng trời đó là vị trí cuối hậu. Nghĩa là đặt cuối nhà. Đồng nghĩa với việc giếng trời ở gần khu vực nấu nướng. Lợi thế của việc thiết kế này đó là giếng trời trở thành “máy hút mùi” cực kỳ hữu hiệu. Bởi, khi nấu nướng khó tránh khỏi mùi thức ăn, dầu mỡ. Nếu không có sự lưu thông không khí kịp thời sẽ rất dễ khiến mùi bị ám vào đồ đạc, quần áo hay lan sang các không gian khác. Điều này gây mất vệ sinh, tạo cảm giác khó chịu cho các thành viên.

thiết kế giếng trời hợp phong thủy

Nhiều gia đình có xu hướng thiết kế tiểu cảnh, mang lại sự sống động, linh hoạt, tăng tính thẩm mỹ nhà cửa. Điều này không sai. Một số gia chủ có mong muốn sử dụng tiểu cảnh nước để làm đẹp không gian. Phong thủy có nguyên tắc “tụ thủy tắc khí bất tán”. Việc xây dựng tiểu cảnh nước ngay cạnh, hoặc bếp nấu dựa lưng vào tiểu cảnh nước là điều tối kỵ. Hãy chắc chắn rằng khoảng cách giữa tiểu cảnh nước và bếp nấu cách nhau ít nhất từ 1m5 đến 2m, giúp năng lượng phòng bếp luôn được đảm bảo.

Tốt nhất, bạn nên sử dụng cây xanh khi xây dựng tiểu cảnh ở khu vực này. Bởi nhắc đến không gian phòng bếp nghĩa là nói đến việc hỏa vượng. Tức là yếu tố hỏa là yếu tố chính, lớn mạnh nhất. Và hỏa được vượng lên nhờ yếu tố mộc, nghĩa là yếu tố cây xanh.

Giếng trời khu vực trung cung

Trung cung cũng được coi là một nơi đắc địa, rất phù hợp cho phong thủy giếng trời nhà ở. Trung cung được hiểu là trung tâm ngôi nhà. Đây là nơi khởi phát nguồn năng lượng. Phân phối những luồng sinh khí đến 4 phương 8 hướng cho mặt bằng nhà ở. Chính vì vậy, nếu nhà gia chủ có điều kiện, đặt để giếng trời ở khu vực này sẽ mang lại vượng khí tốt, âm dương giao hòa.

Phong thủy giếng trời nhà phố

Với những ngôi nhà phố, thường vị trí trung cung sẽ là điểm giao giữa phòng khách và phòng bếp. Theo phong thủy, thiết kế giếng trời ở đây yêu cầu phải có hình tròn, hình vuông hoặc gần vuông. Một số gia chủ thích tạo kiểu độc đáo cho giếng trời có thể sử dụng hình bát giác. Tuyệt đối tránh xa hình tam giác hay hình chữ nhật dài dẹt – được cho là mang sát khí lớn, ảnh hưởng mạch thiên khí của cả ngôi nhà.

Xem thêm: 5 SAI LẦM PHỔ BIẾN KHI THIẾT KẾ GIẾNG TRỜI ĐẸP MÀ BẠN NÊN TRÁNH

Vị trí phong thủy giếng trời nhà ở – phòng ngủ

Phòng ngủ là không gian tĩnh tại, thuộc mệnh Thổ. Hình tròn hoặc hình vuông sẽ phù hợp để thiết kế cho khoảng không giếng trời. Đặc biệt, hình vuông sẽ là hình dáng chủ đạo được ưu ái hơn cả. Bởi, đây là hình có tính cân bằng mạnh, rất phù hợp cho không gian cần sự yên tĩnh, bình yên.

vị trí phong thủy khi thiết kế giếng trời

Nhiều gia đình có xu hướng thiết kế nhà vệ sinh ngay cạnh phòng ngủ, hoặc thiết kế nhà vệ sinh trong khuôn viên phòng ngủ. Một lưu ý nhỏ liên quan đến phong thủy giếng trời đó là bạn không nên đặt để giếng trời tiếp giáp khu vệ sinh. Điều này có thể dẫn đến việc uế khí bị đẩy ra khu vực thông tầng. Gây ảnh hưởng xấu đến việc sinh hoạt nhà ở.

Như vậy, bài viết trên KingDecor đã mang đến những nguyên tắc thiết kế cho phong thủy giếng trời nhà ở. Hi vọng qua những chia sẻ của chúng tôi, các bạn sẽ có thể rút ra những kinh nghiệm hữu ích. Từ đó, thiết kế không gian sống của mình thêm phần hoàn hảo. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm địa chỉ thi công và thiết kế nội thất căn hộ, biệt thự uy tín. KingDecor tự tin là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực này tại Hà Nội. Chúng tôi luôn thấu hiểu và sẵn sàng tìm ra giải pháp tối ưu nhất cho ngôi nhà của quý khách.

——————

THÔNG TIN LIÊN HỆ

NỘI THẤT KINGDECOR – Hotline : 096.666.1948 / 098.909.3840 – Email: cskh@kingdecor.vn

 

Bài viết liên quan